Tóm tắt nội dung bài viết
ToggleMòn cổ chân răng khiến răng bị mài mòn và dẫn đến nhiều bệnh lý về răng miệng, gây ảnh hưởng thẩm mỹ cũng như sức khỏe. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mòn cổ chân răng là gì?
Mòn cổ chân răng, hay còn gọi là mòn men răng, là một tình trạng bệnh lý khá phổ biến trong lĩnh vực nha khoa. Theo đó, men răng bị bào mòn, dẫn đến các mô bên dưới của răng hoặc ngà răng bị lộ ra ngoài, gây mất thẩm mỹ đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như gây đau nhức, ê buốt khi ăn uống,…
Hình ảnh chân răng bị mài mòn. Ảnh: Internet
Những dấu hiệu của mòn cổ chân răng
Mòn cổ chân răng thường diễn ra âm thầm và có thể không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Nhưng dựa trên việc quan sát cơ thể, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết thông qua một số dấu hiệu sau:
- Nhạy cảm với nhiệt độ và thức ăn: Một trong những dấu hiệu đầu tiên của mòn cổ chân răng là cảm giác nhạy cảm khi ăn uống, đặc biệt là khi tiếp xúc với thức ăn nóng hoặc lạnh. Nếu bạn cảm thấy đau nhức khi ăn kem hoặc uống nước nóng, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo.
Ê buốt hoặc đau nhức khi ăn uống đồ quá nóng hoặc quá lạnh có thể là dấu hiệu đầu tiên của mòn cổ chân răng. Ảnh: Internet
- Thay đổi màu sắc của răng: Mòn men răng có thể dẫn đến sự thay đổi màu sắc của răng. Răng sẽ trở nên xỉn màu hoặc có màu vàng hơn do ngà răng bị lộ ra ngoài.
- Xuất hiện các vết nứt hoặc rạn trên bề mặt răng: Khi men răng bị mòn, bề mặt răng có thể xuất hiện các vết nứt hoặc rạn, gây mất thẩm mỹ và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Đau nhức: Ở giai đoạn nặng hơn, mòn cổ chân răng có thể gây ra cơn đau nhức, đặc biệt khi có sự tác động từ thức ăn hoặc đồ uống. Ăn uống đồ quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến răng khi này trở nên nhạy cảm và kèm theo các cơn đau buốt, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân gây ra mòn cổ chân răng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mòn cổ chân răng, bao gồm:
- Thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách: Sử dụng bàn chải quá cứng hoặc đánh răng quá mạnh có thể làm mòn men răng, dẫn đến lớp ngà răng bị lộ ra ngoài.
- Sử dụng thực phẩm chứa nhiều acid: Thực phẩm có tính acid cao như nước chanh, nước ngọt có ga hoặc thực phẩm lên men có thể làm mềm lớp men và gây nên tình trạng men răng bị mòn dần theo thời gian.
Lớp ngà răng bị lộ ra ngoài khi sử dụng thực phẩm chứa nhiều acid. Ảnh: Internet
- Tình trạng trào ngược dạ dày: Acid từ dạ dày có thể trào ngược lên thực quản và vào khoang miệng, gây mòn men răng.
- Thiếu hụt Canxi và vitamin D: Những dưỡng chất này rất quan trọng cho sức khỏe răng miệng. Thiếu hụt Canxi và vitamin D có thể làm yếu men răng và gây mòn.
Cách phòng ngừa mòn cổ chân răng
Phòng ngừa mòn cổ chân răng ngay từ giai đoạn sớm là yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Chúng tôi gợi ý một số phương pháp để ngừa tình trạng nói trên:
- Chọn bàn chải mềm: Sử dụng bàn chải mềm và đánh răng nhẹ nhàng để tránh làm mòn men răng.
- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều acid: Cố gắng giảm tiêu thụ thực phẩm có tính acid cao, và nếu có, hãy làm sạch miệng ngay sau khi ăn.
- Uống đủ nước: Uống đủ nước giúp duy trì độ ẩm cho khoang miệng, từ đó giúp bảo vệ men răng.
- Thăm khám nha sĩ định kỳ: Đến nha sĩ để kiểm tra sức khỏe răng miệng ít nhất mỗi 6 tháng một lần. Nha sĩ có thể phát hiện sớm các dấu hiệu mòn men và tư vấn kịp thời các biện pháp phòng ngừa.
Cách điều trị mòn cổ chân răng hiệu quả
Khi đã phát hiện tình trạng mòn cổ chân răng, lúc này việc điều trị là cần thiết để hạn chế tình trạng bệnh tiến triển và lan rộng. Ngoài việc tuân thủ điều trị theo hướng dẫn từ nha sĩ, người bị mòn men răng có thể tham khảo thêm một số phương pháp sau:
- Sử dụng kem đánh răng chống nhạy cảm: Những loại kem đánh răng này giúp giảm thiểu cảm giác nhạy cảm và làm dịu cơn đau.
- Sử dụng sản phẩm chứa Fluoride: Sử dụng các sản phẩm chứa fluoride như gel hoặc nước súc miệng có thể giúp tăng cường men răng và ngăn chặn tình trạng mòn.
- Khôi phục men răng bằng điều trị nha khoa: Nha sĩ có thể sử dụng các kỹ thuật như trám răng hoặc dán sứ để phục hồi các vùng răng bị mòn, từ đó cải thiện thẩm mỹ và chức năng của răng.
Cần tuân thủ theo điều trị của nha sĩ để phòng ngừa và hạn chế tình trạng mòn men răng
- Điều trị nguyên nhân: Nếu tình trạng mòn cổ chân răng do trào ngược dạ dày hoặc thiếu hụt dinh dưỡng, cần điều trị từ gốc các nguyên nhân này để đạt hiệu quả cao nhất, tránh tình trạng mòn men răng.
Mòn cổ chân răng là một vấn đề nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống của bạn. Nhận diện sớm các dấu hiệu của bệnh lý này, cùng với việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả, sẽ giúp bạn duy trì hàm răng khỏe mạnh và đẹp. Cùng với đó nên duy trì việc kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ để đảm bảo sức khỏe răng miệng của bạn luôn được bảo vệ tốt nhất!
Trong trường hợp nếu răng đã bị tình trạng mòn men răng, cần tìm hiểu kỹ trước khi chọn lựa nha khoa để tư vấn và thực hiện điều trị nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.